Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

THỰC HÀNH NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT Bài 6-10




Unit 6                        

            
           cũng , cùng


I. Cũng

(a) Anh đi, em cũng đi.
If you go, so will I.

(b) Chị không mua em cũng không mua.
If you won’t buy it, neither will I.

(c) Nam nói tiếng Pháp rất tốt. Anh ấy cũng nói được tiếng Anh và tiếng Nhật.
Nam speaks fluent French. He also speaks English and Japanese.

(d) A: Hôm nay tôi có nhiều việc phải làm.
    B: Tôi cũng vậy.
A : I have a lot to do today.
B : So do I.

☺☺
cũng  “so, too, not... either”
   expresses conformity to another’s action or a state, [as seen in (a) and (b)].



   adds something else to what has just been mentioned, [as seen in (c)].




‼ [ spoken]  S. + cũng vậy can take the place of S. + cũng + P., [as seen in (d)].
(e) Cô ấy cũng khá đẹp.
    She is somewhat pretty.

(f) A: Chị thấy món ăn này thế nào?
     What do you think about this dish?
      B: Cũng được.
     Well, It’s okay.

cũng can function as a qualifying adjective /adverb, frequently used to dilute, downgrade, or render the verb or the adjective /adverb indefinite or noncommital. Not easily translatable.



II. Cùng

(g) Chúng tôi cùng ăn trưa với nhau .
     We had lunch together.
(h) Họ cùng đi du lịch Ấn Độ.
They are traveling to India together.

☺☺cùng ≈   doing something together”

(i) Họ cùng học một lớp.
(j)  Họ học cùng một lớp.
They are studying in the same class.


cùng ... một...:
 means having or using something that other people also have or use at the same time. In this case, cùng can be put either before or after the verb, [as seen in (i) and (j)].
(k) Họ cùng sống một phòng.
(l) Họ sống cùng (một) phòng.
(m) Họ sống chung (một) phòng.
They are living in the same room.

(n) Họ đi cùng xe.
They are traveling in the same car.




[spoken in the South]
With the meaning of one particular person, thing etc., and not a different one, chung can be interchangeable with cùng and always stands after the verb, [as seen in (m)].

‼ When cùng / chung is put after the verb and before the object noun, một can be omitted, [as seen in (l), (m), and (n)].


*      Related Expressions: cũng được, cũng không biết nữa, cũng chưa biết nữa 

(o) Anh có thể nghỉ lại đây cũng được.
It’s okay if you rest here.


[spoken] cũng được is a pattern used to express an implicit permission or temporary acceptance of a situation or a proposal.

(p) Chị ấy nói là ai gọi điện cho anh chị ấy cũng không biết nữa.
She said she didn’t know who’d called you.

(r) Cô ấy về nhà hay chưa tôi cũng không biết nữa.
I don’t know if she’s home yet.

cũng không biết nữa is a pattern used to indicate that someone is not sure or feels doubtful about something, [as seen in (p) and (r)].





(s) Tham gia được chuyến du lịch mùa hè này hay không thì em cũng chưa biết nữa.
 I don’t know if I can participate in this summer tour.

cũng chưa biết nữa  expresses that someone is being indecisive and can not make up his / her mind about doing something.



Exercise 1
Complete the sentences with cũng or cũng vậy and your own words.
Ex: Hà thích chụp hình. Em cũng thích chụp hình. / Em cũng vậy.

  1. Anh ấy nghĩ là tiếng Việt thú vị. Em ................................................
  2. Cô Mai nói là vào kỳ nghỉ Xuân, ô ấy sẽ đi du lịch ở Việt Nam. Cô Hoa ................................................................................................
  3. Em thích ăn kem. Bạn em .............................................................
  4. Anh Tâm không biết làm bài tập này. Em .....................................
  5. Các bạn không hiểu chị ấy nói gì. Em .......................................
  6. Cách ăn mặc của  người Việt Nam giản dị. Cách sống ..........................
  7. Em trai tôi không muốn làm việc nhà. Em trai tôi ..................................
  8. Trường tôi mới xây một hồ bơi mới. Trường tôi .....................................
  9. Cô ấy rất sắc sảo.  Chị gái cô ấy ............................................................
  10. Ông ấy không đồng ý với giá mà công ty chúng ta đưa ra. Ông ấy ........

Exercise 2
Use cùng or cũng to fill in the blanks as appropriate.

1. Quê anh ấy ở miền Tây. Quê tôi _____ ở miền Tây.
2. Chúng tôi _____ làm ở một công ty.
3. Gia đình anh Bình có 4 người. Gia đình chị Xuân ______ có 4 người.
4. Ngày nào tôi ____ gặp cô ấy.
5.  Em và anh ấy ______  là đội viên đội bóng chuyền của Trường.
6. Họ ________ học nấu ăn ở Nhà Văn hoá Phụ nữ nhưng _____ một lớp hay không thì tôi không biết.
7. Kỳ nghỉ Xuân này, tôi sẽ đi Việt Nam. Chị Lan ______ sẽ đi Việt Nam.
         Chúng tôi sẽ ______ đi Việt Nam với nhau.
8. A: Nghe nói rất khó thi đậu vào trường đại học này.
    B: Tôi ______ nghĩ như thế.
9. Họ là người ______ quê.
10. A: Hôm qua trời rất oi bức.
      B: Hôm nay ______ vậy.

Exercise 3
Rewrite the sentences using chung.

  1. Chúng ta cùng dùng một máy vi tính nhé.
....................................................................................................
  1. Anh Nam và tôi cùng ở một phòng.
....................................................................................................
  1. Hai người đó cùng ăn một cái bánh.
....................................................................................................
  1. Quần áo của Nam và em trai để cùng một ngăn.
....................................................................................................

  1. Chúng em sinh hoạt cùng một đội.
....................................................................................................
  1. Tôi không mang theo từ điển. Tôi sẽ dùng từ điển với anh Kim.
....................................................................................................
  1. Chúng ta cùng hát một bài nhé.
....................................................................................................
  1. Hai đứa bé cùng đắp một chăn.
....................................................................................................
  1. Em trai tôi ngồi cùng ghế với mẹ tôi.
....................................................................................................
  1. Anh có gặp cô Hoa học cùng lớp đàn tranh với chúng ta năm ngoái không?
....................................................................................................

Exercise 4    Choose the correct sentence.

1. Sau khi nghe hát, anh Lâm nói:  “Ca sĩ này hát cũng được.”

a. Anh Lâm nghĩ là ca sĩ này bình thường.
b. Ann Lâm nghĩ rằng ca sĩ này hát xuất sắc.
c. Anh Lâm hoàn toàn không thích ca sĩ này.

2. Được hỏi ý kiến về bài phát biểu của ông trưởng phòng, anh Minh nói: “Cũng được”.

a.  Bài phát biểu của ông ấy không đặc biệt lắm nhưng cũng có một số ý kiến đáng chú ý.
b. Bài phát biểu đó rất hay.
c. Bài phát biểu đó không có gì đáng chú ý.

  1. Được hỏi là tuần sau có đi du lịch với các bạn cùng lớp không, Hà nói: “Em cũng chưa biết nữa.”

  1. Hà chưa quyết định được.
  2. Hà chưa biết thông tin về chuyến đi này.
  3. Hà sẽ làm theo quyết định của các bạn.

  1. Được hỏi là có thích món ăn Việt Nam không, Mikiko trả lời là:  “em thấy cũng được”.

  1. Mikiko rất thích món ăn Việt Nam.
  2. Mikiko làm được món ăn Việt Nam.
  3. Mikiko thấy món ăn Việt Nam ăn được.
5. Anh Nam xin phép giám đốc ngày mai nghỉ. Giám đốc nói:” Cũng được.”

a. Giám đốc hoàn toàn đồng ý việc anh Nam nghỉ làm một ngày.
b. Giám đốc không thích lắm nhưng vẫn đồng ý cho anh Nam nghỉ việc.
c. Giám đốc không muốn cho anh Nam nghỉ việc.


Exercise 5
Answer the questions with cũng được.

Example: Tôi để xe đạp ở đây có được không?
               → Anh để xe đạp ở đây cũng được.

1. Chúng cháu về trước có được không ạ?
→ .........................................................................

2. Em ngồì đây có được không?
→ .........................................................................

3. Chúng tôi đến muộn một chút có được không?
→ .........................................................................

4. Lớp học tan sớm một chút có được không?
→ .........................................................................

5. Anh đi đến đó một mình có được không?

→ .........................................................................


Exercise 6
Answer the following questions by using either cũng không biết nữa or cũng chưa biết nữa.

1.      Chị có biết ai đã gửi gói quà này cho tôi không?
....................................................................................................................
2.      Anh sẽ chuyển sang công ty khác à?
....................................................................................................................
3.      Ai đã mở cửa sổ thế?
....................................................................................................................
4.      Khi nào thì hai bạn sẽ kết hôn?
....................................................................................................................
5.      Em có biết bây giờ anh Nam ở đâu không?
....................................................................................................................
6.      Khi nào thì chúng ta sẽ nhận tiền thưởng cuối năm nhỉ?
....................................................................................................................
7.      Em sẽ nói thế nào với mẹ về việc về nhà muộn như thế này?
....................................................................................................................
8.      Mấy giờ thì tiệm đó đóng cửa nhỉ?
....................................................................................................................
9.      Em sẽ thuyết trình về đề tài gì?
....................................................................................................................
10. Theo chị thì có nên báo cho bệnh nhân đó biết là ông ấy chỉ còn sống một thời gian ngắn nữa không?
....................................................................................................................

Exercise 7
Complete the sentences by adding appropriate words.

  1. ........................................................... anh ấy cũng chưa biết nữa.
  2. ........................................................... .......tôi nghĩ cũng được.
  3. ................................................................... cũng khá thông minh.
  4. ........................................................ .......... cũng không tham dự.
  5. ...................................................... ............   cùng làm với nhau nhé!
  6. .................................................................... cũng vậy.
  7. ..................................................................... bạn cùng lớp.
  8. ..................................................................... người cùng quê.
  9. ....................................................... .............cũng lấy cái đó.
  10. ..................................................................... cũng không biết nữa.











Unit 7

                 
để, cho

I. để / để cho ≈ “ let”

(a) Tôi nghĩ tôi sẽ để anh ấy thắng tôi trận này.
I think I‘ll let him win this game.

(b) Để máy chạy đi.
Let the machine run.

☺☺ để
  to allow someone to do something or to allow something to happen.

(c) Để ba trả lời điện thoại. Đừng làm ồn ào.
Let dad answer the phone. Keep the noise down.

  to ask the listener not to do the act of preventing something from continuing to happen.

(d) Hãy để quá khứ ngủ yên.
Let the past go.

  to advise somebody stop worrying or thinking about a problem.
(e) Cô ấy ngủ mà để đèn sáng.
She fell asleep leaving the light on.

(f) Anh ấy thường để cửa sổ mở khi đang làm việc.
He is used to keeping the window open while working.

  to indicate an already existing situation or condition remains unaltered.

               
     ‼ để cho  can take the place of để in these cases, except for meaning .


*      Related Expression: Để (tôi) xem

(g) A: Tối nay mình cùng đi xem phim nhé?
Shall we go to see the movie tonight?

    B: Để (tôi) xem. Nếu rảnh thì đđược.
Let me check. If I’m not busy, then well go.

[spoken phrase]  Để (tôi) xem
is said when the speaker pauses
to think about the thing
 that has been mentioned or to think about what to do next.




II. để... cho ≈ “ let”

(h) Để em chỉ anh cách làm (cho).
Let me show you how to do it.

(i) Để tôi đóng cửa sổ (cho).
Let me close the door for you.

để amicably offers to do something for someone.

‼ In this case để... cho are
separated.


III. cho ≈ “May I ...”, “let”

(j) Cô làm ơn cho tôi hỏi một chút.
May I ask you a question?

(k)  Xin lỗi anh, cho tôi đi qua.
Excuse me, please let me go through.

☺☺
Use cho to politely asks permission to do something for oneself.

(l) Cô giáo cho tôi thi lại.
My teacher permits me to retake the exam.

(m) Ông giám đốc đã cho tôi làm việc này.
The director lets me do this.

Use cho to permits someone to do something, especially in an official or formal way.

(n) Ông Hai cho con gái học đàn Piano. Mr. Hai lets his daughter learn to play piano.

(o) Ông Hai bắt con gái học đàn Piano. Mr. Hai forced his daughter to learn to play piano.

Use cho to allow someone to do something (usually from a person who has a higher rank to a lower level person), with the implication that the party addressed is willing to do it, [as seen in (n)].
If the party addressed is not willing to do the order, bắt is used instead, [as seen in (o)].


*      Combinations: để  +  verb, cho  +  adjective / adverb

(p) Để thi đỗ đại học, em phải học chăm chỉ hơn.
In order to pass the college entrance exam, you must study harder.

(q) Họ vay ngân hàng 5 triệu đồng để sửa nhà.
They borrowed 5 million dong from the bank to repair their house.

☺☺ Để + V:

 in order to achieve something.

(r) Mời chị ăn miếng bánh cho vui.
Eat a piece of cake (for fun), please.
(s) Tập thể dục 30 phút mỗi ngày cho khỏe.
Exercise for 30 minutes every day in order to be healthy.

☺☺ Cho + Adj. / Adv.
 This combination indicates the purpose or result of an action.
(t) Phải nói chuyện với người lớn cho lễ phép.
You must speak politely to the elderly.

(u) Trước khi làm việc gì phải suy nghĩ cho kỹ.
Think carefully before doing something.

A combination of cho + Adj. / Adv. expresses the
appropriate manner of acting.


Exercise 1
Fill in the blanks with either để or cho.

1.      _________ anh ấy nói. Đừng ngắt lời anh ấy.
2.      Em đừng nghịch nữa. _________ chị Lan làm cho xong.
3.      Tôi muốn đi châu Âu hè này nhưng ba mẹ tôi không _______tôi đi.
4.      _________ anh Nam nghỉ một chút. Anh ấy làm việc vất vả cả ngày rồi.
5.      Xin ông _________ họ làm việc đó đi. Tôi tin là họ có kinh nghiệm.
6.      Hôm nay xin phép trưởng phòng _________ em về sớm một chút, được không ạ?
7.      _________ em giúp chị rửa rau.
8.      _________ tôi mượn quyển từ điển của anh một chút nhé
9.      Mấy ông thợ có vẻ mệt rồi. Ông chủ _________  họ nghỉ tay một chút, được không ạ?
10.  Anh ấy đang bận. Em đừng quấy rầy,  ______ anh ấy làm việc.
11.  Lan giơ tay nói với giáo viên " Xin cô _________ em hỏi một chút ạ.”
12.  Ngồi ở ghế trong, muốn đi ra ngoài, Minh nói với người bên cạnh: " Xin lỗi, _____ tôi đi qua.".
13. Tôi đã ______  người giúp việc về quê nghỉ một tuần.
14.  Điện thoại di động mới mua mà đã bị hỏng. Lan nói với người bán: “_______ tôi đổi máy khác được không?”

15.  Suốt hai tuần nay cô ấy không dọn dẹp gì cả. Cứ  _____ bừa bãi như 
thế.
    

Exercise 2
  Fill in the balnks using either để or để cho.
  Mark the sentences in which để.... cho can be used separatedly.

   1. Cô lạnh à? ______ em tắt máy lạnh ______ .
   2. Đừng giúp nó. ______ nó tự làm cho quen _______ .
   3. Tôi muốn biết ý kiến của họ. ______ họ nói ý kiến _______.
   4. Anh muốn đi về à? ______ tôi gọi taxi _______.
   5. Thấy chị xách một cái vali rất nặng, Hà nói: " _____ em xách _______.”
   6. _____ làm quen với họ, anh phải biết nói tiếng của họ_______.
   7. Lan đang buồn, không muốn nói chuyện với ai. Lan nói với Minh : “______ tôi một                          mình_______".
   8. Anh ấy không muốn ________ vợ anh ấy làm việc vất vả nữa _______.
   9. ________ tôi chỉ bạn cách làm bánh này _______ nhé.
   10. Sao em ________ bàn hoc̣ bẩn như thế?
   11. Anh không cần nói nhiều. Hãy  ________ kết quả làm việc của anh trả lời  _______.
   12. A Chân tôi đau quá. Không đi mua đồ được.
             B  ________ tôi đi mua _______.


Exercise 3
Create the sentences with cho adding appropriate words.

Example :      Mở tiệc  /  vui
               →Cuối tuần này, tôi muốn mở tiệc cho vui.

  1. mời bạn bè / đông
........................................................................................

  1. phải đi ngay bây giờ  / kịp
........................................................................................

  1. đừng suy nghĩ nhiều  / mệt
........................................................................................

  1. ngồi đây nghe nhạc  / thoải mái
........................................................................................

  1. đi chuyến bay thẳng  / nhanh?
........................................................................................

  1. trả lời  / khôn ngoan.
........................................................................................

  1. nói năng  / lưu loát
........................................................................................

  1. đi lại  / uyển chuyển
........................................................................................

  1. xử trí  / linh hoạt
........................................................................................

  1. xiết  / chặt
........................................................................................


Exercise 4
Complete the sentences with either cho +  adj/adv or để +  verb.

  1. Chị Linh mang quần áo ra sân phơi ______ _______ .
  2. Ngày mai Khoa chúng tôi tổ chức tiệc Kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Khoa. Mời anh tham gia _______ ______.
  3. _______ ______ với môi trường sinh hoạt mới, em nên đi đây đi đó cho biết.
  4.  Từ đây đến siêu thị Citymart khá xa. Sao chị không đi siêu thị Minimart ______ _______?
  5. Cơm mới nấu xong. Mời bác ăn ______  _______ .
  6. Tôi biết quá khứ là quá khứ nhưng thật khó ______  _______ hẳn.
  7. Em nên tập đi bộ mỗi ngày ít nhất 30 phút _______  _______ .
  8. Đi du lịch ở Phan Thiết mà sáng đi chiều về thì mệt lắm. Em không đi đâu. Ở nhà _______ ______.
  9. _______ ______ nhanh tiến độ công việc, phải cải cách thủ tục hành chính.
  10.  Trước khi chuyển đi công ty khác, em nên chào từ biệt mọi người ______ _______ .
  11.  Con nên ngồi đọc sách gần đèn______ _______ .
  12.  ______ _______  công ty tư nhân có cần vốn điều lệ không?
  13.  Chị muốn gặp ông giám đốc ______ _______  gì?
  14.  Em nhớ rửa tay ______ _______  trước khi ăn cơm nhé.

Unit 8

đi, đến

I.                    Đi

(a) Tôi muốn đi xem phim.
I want to go watch a movie.

(b) Các anh ấy đi rồi, không có ở đây đâu.
They’ve already gone. They’re not here.

☺☺ đi ≈ “go”

leaves the place where the speaker / speaker’s perspective is, in order to move to somewhere else.


(c) Anh Tâm đi làm bằng xe điện mỗi ngày.
Mr. Tâm goes to work by train everyday.

(d) Tuần sau, Bà Lan sẽ đi Tokyo.
Mrs. Lan is going to Tokyo next week.

(e) Mỗi buổi sáng, tôi đi đến trường lúc 8 giờ.
I go to school at 8 a.m. every morning.

(f) Hoa đi ra vườn.
Hoa is going (out) to the garden.

(g) Bà tôi đi chùa mỗi tối thứ bảy.
My grandma goes to a / the pagoda every Saturday evening.

(h) Mẹ đi chợ hoa rồi.
Mom has already gone to the flower market.

Usage

   đi + verb indicates purpose, as in (c).


   đi + place – name: travels to a particular place, [as seen in (d)].

   đi + directional verb + place indicates direction of moving, [as seen in (e), (f)].



   đi + place indicates that someone is going to a place for a certain purpose, as in đi chùa (go to pagoda), đi nhà thờ (go to church), đi chợ (go to the market), đi siêu thị (go to the supermarket), etc., [as seen in (g) and (h)].

However, there are some exceptional cases. For example, we can not say * đi lớp (go class), *đi nhà (go home), * đi trường (go school). We must use the appropriate directional verbs, such as đi lên lớp / đi vào lớp (go (up) to the class / go (into) the class), đi về nhà (go (back) home), đi đến trường (go to school).
II.                  Đến

(i) Ngày mai xin mời cô đến văn phòng tôi.
Please come to my office tomrrow.

(j) Mỗi ngày tôi đến công ty lúc 8 giờ.
Every day, I arrive at the company at 8 a.m.

☺☺ đến  ≈ “come, arrive”

moves in a direction towards the speaker / speaker’s viewpoint or shows the ending point or destination of a movement.

(k) Nó chạy đến sân bóng chuyền
He is running to the volleyball court.

(l) Tôi đi đến nhà bạn tôi.
I’m going to my friend’s house.

☺☺ đến  ≈ “to”

used after motion verbs, such as đi (go), chạy (run), bay (fly), về (come back), etc., to show the direction in which an action is headed.

(m) The speaker is at the ground floor, so he says:
Họ (đi) lên lầu rồi.
They have gone (up) to the upstairs.

(n) The speaker is on the floor that is higher than the 3rd floor, so he says:
Nó (đi) xuống tầng ba.
He is going (down) to the 3 rd floor.

Depending on the speaker’s perspective, to show the direction of moving, other directional verbs can take the place of đến, such as ra (out), vào (in / into), lên (up), xuống (down), qua (through), etc.
In these cases, đi can be omitted.

*      Cultural Notes

   Moving from the South to the North: ra, from the North to the South: vào.
Anh ấy đi ra Bắc rồi. Chị ấy đi vào Nam rồi.
He has gone (out) to the North. She has gone (into) the South.

   Form the living room to the kitchen: xuống; form the kitchen to the living room: lên.
Nó đi xuống bếp.                                         He is going (down) to the kitchen.
Chị ấy đi lên phòng khách.                       She is going (up) to the living room.

   From the place of a lower level person to a higher rank person (even their places are at the same level), lên is often used.
Anh ấy đi lên phòng ông hiệu trưởng rồi.
He has gone (up) to the President’s office.

   When returning to one’s own place such as one’s room, house, homeland, về is used.
Ngày mai họ sẽ về quê.
Tomorrow they will go back to their hometown.

Chị ấy đi về phòng mình rồi.                     She has returned to her own room.
*      Related Expressions with trong, ngoài, trên, dưới
(o) Thức ăn trong tủ lạnh.
There is food in the refrigerator.

(p) Ngoài vườn có nhiều muỗi.
(Outside of the house) [lit.], in the garden, there are many mosquitoes.

(q) Trên tường có bản đồ và tranh.
There are maps and pictures on the wall.
(r) Dưới biển có nhiều cá.
(Under the sea) [lit.], in the ocean, there   are a lot of  fish.
☺☺Trong (in / inside), ngoài (out / outside), trên (on / above), dưới (under) show place, direction etc. based on speaker’s perspective.
For example, there was one person in the street, and he looked into the house and saw many bicycles in the yard. Then, he said:
 “Trong sân có nhiều xe đạp.”
  (In the yard [lit.], there are many bicycles.)
Versus / In contrast:
There was one person in the house, he looked out of the house and saw many bicycles in the yard. Then, he said:
Ngoài sân có nhiều xe đạp.”
(Outside the house) [lit.], in the yard, there are many bicycles.)

(s) Chim bay trên trời.
The bird is flying in the sky.
(t) Chim bay lên trời.
The bird is flying up to the sky.

(u) Em bé ngồi dưới đất.
The baby is sitting on the ground.
(v) Em bé đang ngồi xuống đất.
The baby is sitting down on the ground.


 There are cases where lên / trên, xuống / dưới can be used after motion verbs with different shades of meaning.
Trên / dưới indicates a state, [as seen in (s) and (u)]; while lên / xuống indicates a movement, [as seen in (t) and (v)].

Exercise 1
Rewrite the sentences, using đi and appropriate directional verbs if neccessary. 
1. Anh ấy  /  công ty
.........................................................................................................

2. Minh / siêu thị
.........................................................................................................

3. Họ đi  / tầng năm (từ tầng một)
.........................................................................................................

4. Bà Năm  / vườn
.........................................................................................................

5. Cô Hoa  / phòng của mình
.........................................................................................................

6. Gia đình họ / Nha Trang chơi
.........................................................................................................

7. Em tôi  / Mỹ
.........................................................................................................

8. Chúng tôi  / lớp
.........................................................................................................

9. Chị tôi  / quê
.........................................................................................................

10. Bà tôi  / nhà thờ
.........................................................................................................
Exercise 2
Fill in the blanks using đến, ra, vào, lên, xuống as appropriate.

1. Tôi đi _______   nhà bạn để dự sinh nhật.
2. Cô giáo đã đi _______ lớp rồi, không có ở phòng nghiên cứu.
3. Em trai đi _______ phòng tôi mà không gõ cửa.
4. Chị Nam đi _______ bếp để pha trà.
5. Sau khi gửi hành lý xong, chúng tôi đi  _______ máy bay.
6. Từ máy bay nhìn _______  thành phố trông giống như hộp diêm.
7. Em ấy mới từ Huế _______Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Mười giờ tối nay, Cô Thủy sẽ _______ nhà ga để đón bạn. Nghe nói tàu sẽ _______ lúc 11 giờ kém 20.
9.  Xin mời mọi người _______ xe để đi.
10. A: Xin lỗi, nhà hàng của khách sạn này ở đâu?
      B: Mời chị _______ tầng hầm. Nhà hàng của khách sạn ở đó.
Exercises 3
Fill in the blanks with either về or đến.
1.      Nó đi _______  phòng mình.
2.      Em đã _______ sân bay rồi, không bị trễ giờ.
3.      Hôm qua, anh Linh có _____ nhà em không?
4.      Tuần sau, gia đình tôi sẽ đi _______quê  thăm ông bà.
5.      Tối nay nhà anh Lâm có tiệc. Anh có _______ dự không?
6.      Hôm nay, anh ấy _______ nhà sớm.
7.      Chị trưởng phòng bảo anh _______ văn phòng chị ấy ngay bây giờ.
8.      Làm ơn nhắn giúp vợ tôi  _______ nhà ngay.
9.      Tôi đã _______ thăm Loan khi tôi ở Tokyo.
10.  Linh sẽ _______  đón chúng ta ở sân bay.
11.  Khi nào anh _______ nước?
Exercises 4
Correct the errors. Some sentences have no error.
1. Vì thức dậy muộn nên tôi đi lớp muộn.
.......................................................................................................
2. Nghe nói tháng sau anh Tuấn sẽ đi Mỹ.
.......................................................................................................
3. Đã chờ ở đây 15 phút  rồi mà chưa thấy ai đi chỗ hẹn nhỉ?.......................................................................................................
4. Họ hỏi đường về Nhà hát Thành phố để xem kịch.
.......................................................................................................
5. [Phòng anh Nam và phòng giám đốc đều ở tầng trệt.]
Anh Nam đi xuống phòng giám đốc có việc cần.
.......................................................................................................
6. Đừng cho trẻ con đi ngoài lúc trời giông gió.
.......................................................................................................
7. Ngày mai mời em về phòng nghiên cứu của tôi sau giờ học.
.......................................................................................................
8. Nhớ rửa chân sạch trước khi đi trên giường để ngủ.
.......................................................................................................
9. Nghe nói từ ngày mai nhiệt độ sẽ xuống dưới không độ.
.......................................................................................................
10. Tôi sẽ về  nhà cô ấy chơi cuối tuần này.
.......................................................................................................
Exercise 5
Write either trên, dưới, trong or ngoài in the blanks as appropriate.
1.      ________  trời có nhiều chim.
2.      ________ thư viện có nhiều sách.
3.      ________  đường có nhiều người đi lại.
4.      ________ phòng có nhiều bàn ghế.
5.      Chúng ta hãy ngồi nghỉ ________ bóng cây kia một chút.
6.      Vì trời nóng nên em thích ngủ ______ đất hơn ở ______ giường.
7.      Tôi tìm thấy bức thư  cũ của bạn _____ quyển từ điển màu xanh.
8.      Anh Tuấn là người đang ngồi _____ ghế ở dãy đầu tiên đấy.
9.       Quân nhìn ra cửa sổ và nói: “Ở ______ đường có gì mà ồn ào quá vậy?”
10. Xe hơi có thể đậu ______ tầng thượng được.
Exercise 6
Fill in the blanks using lên, xuống, ra, vào, trên, dưới, trong, ngoài as appropriate.

1.      Đến giờ học rồi, các học sinh xếp hàng đi _______ lớp.
2.      Tôi đạp xe   ____  dốc nên không thể chạy nhanh được.
3.      Tôi muốn đi _______  phố mua ít đồ dùng.
4.       Ban đêm không ai dám đi _____ ngôi nhà cũ đó.
5.      Ba tôi đang ngồi  _______  phòng làm việc.
6.       Nam đang ở phòng khách. Nam nói:
Mẹ tôi đang ở _______ bếp. Bây giờ, tôi sẽ đi ______ bếp giúp mẹ tôi nấu ăn.”
  1. Lan đang ở tầng một. Cô ấy nói:
“Nhà hàng ở _______ tầng trệt. Chúng ta đi ________ đó ăn tối đi.”

  1. Linh đang ở trong nhà. Linh nói:
“Ở _______ vườn có nhiều loại hoa thơm. Chúng ta đi _______ đó, vừa ngắm hoa vừa nói chuyện nhé.”

  1. Tâm đang ở Hà Nội. Tâm nói:
“Bạn tôi đang làm việc ở _________ Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng sau, tôi sẽ _______ Thành phố Hồ Chí Minh thăm anh ấy.”

  1. Vân nhìn ______ trời. Vân nói:
“Máy bay đang bay ________  trời. Có lẽ từ ________ đó nhìn xuống thì sẽ thấy người ở _______ đây nhỏ lắm nhỉ?”


Unit 9


...đi / hãy .... đi, ... nhé / hãy ... nhé

  
I. ...đi, hãy ... đi

(a) ) Đi nhanh lên đi!
Walk quickly!

(b) Tối nay chúng ta đi ăn nhà hàng đi!
Let’s eat out tonight!

☺☺ đi
[informal] used to express an imperative, invitation, advisement or a suggestion without considering the hearer’s desires. 

‼ For imperative, it implies that the listener should perform the action right away.

(c) Anh hãy hợp tác với chúng tôi (đi)!
Cooperate with us!

(d) Chúng ta hãy uống mừng sức khoẻ của anh ấy đi.
Let’s drink a toast to his health!


‼ the formal form of đi is hãy, hãy ... đi.


II. ... nhé, hãy... nhé

(e) Cô hãy dịch tài liệu này ngay cho tôi nhé!
Translate this document immediately.

(f) Em nhớ đến sân bay một tiếng trước giờ khởi hành nhé.
Remember to come to the airport an hour before depature.

☺☺ nhé
softens speaker’s command, suggestion, advisement, or invitation.
Not easily translatable.

...hãy ... nhé  is the formal form of nhé. It sounds softer, more friendly/ amicable than ...hãy...đi.
(g) Tối thứ bảy chúng ta đi nghe nhạc nhé?
Shall we go to the concert on Saturday night?

(h) Tối thứ bảy chúng ta đi nghe nhạc đi!
Let’s  go to the concert on Saturday night.


‼ For an invitation, nhé implies that the speaker wants to get a response from the listener and hopes the listener agrees with him. Therefore, it is listener – oriented, while đi does not consider the listener’s desires and is speaker – oriented, [as seen in (g) with (h)].


(i) Anh hãy cẩn thận khi đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán (nhé).
Be careful when you invest in the stock market.
(j) Hãy khóa cửa, tắt đèn trước khi rời khỏi nhà nhé.

(k) * Hãy khóa cửatắt đèn trước khi rời khỏi nhà đi.
Lock the door and turn off the light before leaving.


‼ hãy / ... nhé/ hãy... nhé can be used to remind or to tell somebody to be careful to do something, so that they can avoid a bad thing.

 In this case, đi / hãy... đi is ungrammatical, [as seen in (k)].

*: ungarmmatical sentence


*      Related Expression: A rồi hãy B


(l) Dọn dẹp xong rồi hãy ngủ.
Finish cleaning and then take a nap.

(m) Làm bài tập nhà rồi hãy xem ti vi.
Do your homework and then watch TV.

☺☺  “Do A first, after that do B!”

...  rồi hãy ... is also used to form an imperative and means do something first, and do something else afterwards.



Exercise 1
   Fill in the blanks with either đi or  nhé.
   Mark the sentences in which đi and  nhé can be used interchangeably.

□    1. Thôi, em đi ngay _______, kẻo không kịp giờ.
□    2. Anh đọc thử quyển sách này _______. Hay lắm.
□    3. Đến chỗ rồi, anh dừng xe lại _______. Đừng chạy nữa.
□    4. Chúng ta đến tiệm đó ăn tối với nhau _______. Anh nghĩ thế nào?
□    5. Sau khi bạn về đến nhà thì gọi điện thoại cho mình ngay _______.
□    6. Em đi ra khỏi phòng ngay _______. Hơi ga độc lắm.
□    7. Chạy nhanh lên _______. Nếu không thì không bắt kịp họ đâu.
□    8. Con phải cố gắng học  _______.
□    9. Sau khi làm bài xong, các em nộp bài cho lớp trưởng _______.
□    10. A: Ngày mai nếu rảnh thì chúng ta đi đâu chơi _______?
            B: Ừ, đi đâu chơi _______!
Exercise 2
Rewrite the following sentences using hãy or hãy ... đi.

1.      Anh nhớ lấy điều đó.
........................................................................................
2.      Chúng ta có thể  bị lỡ tàu.  Em đi nhanh lên.
........................................................................................
3.      Chờ con về rồi em hâm thức ăn.
........................................................................................
4.      Chỗ này đường trơn lắm. Em coi chừng bị trượt.
........................................................................................
5.      Chúng ta  bắt đầu trò chơi.
........................................................................................
6.      Bây giờ chị nghỉ một chút.
........................................................................................
7.      Quên tất cả những chuyện buồn trong quá khứ. Nhìn vào tương lai.
........................................................................................
8.      Rửa tay xong, ăn cơm.
........................................................................................
9.      Ngày mai em đến đây lúc 8 giờ sáng.
........................................................................................
10.  Anh tuyên bố lý do của buổi tiệc. Mọi người đang chờ kìa.
........................................................................................

Exercise 3
Create the sentences using rồi hãy, hãy... đi or hãy... nhé and the provided words.

  1. phát biểu ý kiến
....................................................................................
  1. làm theo lời khuyên của bác sĩ
........................................................................................
  1. cố lên một chút nữa
........................................................................................
  1. mang rác đi đổ, tắm
........................................................................................
  1. tin tưởng vào tương lai
........................................................................................
  1. tập trung làm bài, đừng nói chuyện trong lớp
........................................................................................
  1. không được chơi game nữa, vào phòng học bài
........................................................................................
  1. cẩn thận khi chạy xe
........................................................................................
  1.  kể lại chuyện đó
........................................................................................
  1.  tắt ti vi, tắt đèn, đi ngủ
........................................................................................














Unit 10


hay, hoặc

                                   
I. Hay  ≈ “or”, “how about”, “whether”

(a) Anh đi hay tôi đi?
Will you go or shall I?

(b) Xe hơi của anh là cái ở bên phải hay ở bên trái?
Is your car the one on the right or on the left?

(c) Ăn tráng miệng thì chị có thể chọn bánh táo, trái cây hay là chè.
For dessert, you can have apple pie, fruit, or sweet-soup.

☺☺  
hay is used either in an interrogative or affirmative sentence.

hay makes a list of choices between two or more things / people / states.

hay appears before the last choice of alternatives listed, [as seen in (c)].



(d) Giờ này mà anh ấy vẫn chưa về.  Hay có chuyện gì chăng?
It’s very late, but he hasn’t come home yet. Maybe something has happened?

(d) Chuyện đó là tai nạn tình cờ hay cô ấy cố ý làm như vậy?
Was it an accident,  or did she do it on purpose?

hay  is also used to form a question, to state possible occurrence(s) or hypotheses.

(e) Hay là để ngày mai hãy bàn việc đó?
How about/ Shall we discuss it tomorrow?

(f) Hay là anh ở nhà, tôi đi?
How about / Will you stay at home and  I go?

hay is used to offer a choice or make a suggestion about what to do.

(g) Tôi không biết cô ấy có đến được hay không.
I don’t know whether she can come or not.
(h) Anh ấy không quyết định được nên đi hay ở.
He is undecided about whether to go or stay.
hay in a negative sentence, expresses uncertainty of the topic, like the word whether in English.

         [spoken] hay là often takes the place of hay.
II. Hoặc ≈ “or”, “either ... or...”
           
(g) Buổi hoà nhạc sẽ được tổ chức cuối tuần này hoặc cuối tuần sau.
The concert will be performed this weekend or next weekend.

(h) Anh đi hoặc tôi đi cũng được.
Either you or I going is ok.

(i) Hoặc chiều nay hoặc sáng mai tôi sẽ gửi vé cho anh.
Either this afternoon or tomorrow morning, Ill send the ticket to you.

☺☺ hoặc is used when talking about a choice or about two different possibilities.

 hoặc is only used in an affirmative sentence (It is not used to form a question).

‼ hoặc can be used repeatedly in a sentence, [as seen in (h)].

         
           [spoken] hoặc and  hoặc là can be used interchangeably.



Exercise 1
Rewrite the sentences using hoặc.

1. Anh, tôi, một người phải ở lại đây.
..............................................................................................
2. Chúng ta có thể đi đến đó bằng xe máy, bằng taxi.
..............................................................................................
3. Thuê nhà này, thuê nhà đó thì tùy anh.
..............................................................................................
4. Áo màu đỏ, áo màu xanh, em chọn một cái đi.
..............................................................................................
5. Anh có thể đến gặp anh ấy ở đây buổi sáng- lúc 9 giờ, buổi tối -lúc 7 giờ.
..............................................................................................
6. Vào kỳ nghỉ hè, tôi sẽ đi biển, đi núi.
..............................................................................................
7. Tôi sẽ đi Việt Nam với ba tôi, với mẹ tôi.
..............................................................................................
8. Các em có thể viết bằng bút chì, bằng bút mực.
..............................................................................................
 9. Khi ăn Pizza thì tôi thường uống coca, bia.
..............................................................................................
10. Bà Mai nói là sẽ tìm cho tôi một phòng trong ký túc xá trường / gần trường.
..............................................................................................

Exercise 2
Fill in the blanks with either hay/ hay là  or hoặc/ hoặc là as appropriate.

1. Bây giờ chúng ta nên về _________ nên ở lại?
2. Có hai môn tự chọn _________  tiếng Anh _________  tiếng Hoa.
3. Anh thích uống trà ______ cà phê?
4. Loại cá này ______ nướng _____ ăn sống đều ngon.
5. Chị có thể thuê xe ô tô 4 chỗ, 7 chỗ, ______15 chỗ.
6. Em có thể đăng ký dự thi vào cuối tháng này ______ ̣đầu tháng tới.
7. Anh muốn đặt vé chuyến bay thẳng ______ quá cảnh?
8. Bằng băng ______ bằng đĩa thì máy này đều xem được.
9. _______ hủy bỏ hợp đồng, _______ chịu đóng tiền phạt trễ hạn, anh chọn cái nào?
10. Chồng : Chúng mình còn thiếu một khoản tiền nữa mới có thể mua được nhà.
    Vợ       :______ mình vay tiền của ngân hàng? Em nghe nói lãi suất chỉ 7% một năm thôi.

Exercise 3
Answer the following questions by using tôi không biết... hay không.

  1. Anh ấy có tội hay không?
.....................................................................................................................
  1. Ông Lâm đã về nhà chưa?
.....................................................................................................................
  1. Ngày mai anh có đến đây được không?
.....................................................................................................................
  1. Cái này giá bao nhiêu?
.....................................................................................................................
  1. Cô ấy có biết là anh đã thôi việc không?
.....................................................................................................................
  1. Họ đồng ý bán cái xe này với giá đó chứ?
.....................................................................................................................
  1. Nước đó có khả năng sản xuất bom nguyên tử không?
.....................................................................................................................
8. Anh ta cố ý làm như vậy phải không?
.....................................................................................................................

 Exercise 4

Complete the sentences adding your own words.

  1. Để xin được giấy phép mở công ty thì hoặc là .............hoặc là ..........
  2. Đi du học ở nước ngoài thì chi phí quá cao. Hay là ..............................?
  3. Hiện giờ chị chữa bệnh bằng cách châm cứu hay ......................... ?
  4. Cái xe này mà bán đi thì chắc sẽ bị lỗ nặng. Hay là .......................?
  5. Nếu anh muốn có thu nhập cao thì hoặc là ............. hoặc là ...........
  6. Trồng loại cây này thì phải tưới nước nhiều hay là ............................ ?
  7. Ăn tiệc búp-phê (buffet) thì tự mình phục vụ hay là ....................?
  8. Nếu em muốn nghe hoà nhạc thì có thể đến Nhạc viện vào tối thứ sáu hay ............. .
  9. Loại gỗ sàn này thường dùng để lát tầng trệt hay ................ ?
  10.  Nữ trang của cửa hàng chúng tôi được làm hoặc là bằng vàng ...........


















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét